Bạn có đang theo dõi các chiến dịch Marketing trên Facebook của mình? Bạn cảm thấy choáng ngợp khi nhìn vào các thống kê trên Facebook Page. Nhìn vào bảng số liệu trên Facebook chắc hẳn bạn sẽ chưa hiểu hết các thuật ngữ trong Facebook Insight. Nhưng nắm được những chỉ số quan trọng này sẽ giúp bạn đo lường, quản lý được nhiều thông tin ngay cả khi bạn cảm thấy khó hiểu.Phần mềm Ninja sẽ giới thiệu về 6 chỉ sốthống kê Facebook quan trọng mà bạn cần theo dõi để biết được hiệu quả hoạt động, tại sao bạn cần chúng cũng như có thể tìm thấy chúng ở đâu.
1. Fan Reach
Nói một cách đơn giản, Fan Reach là số lượng fan của Page nhìn thấy bất kỳ bài đăng nào. Đây là một con số tiếp cận tự nhiên (organic), nghĩa là nó chỉ ghi lại các hoạt động diễn ra trực tiếp chứ không thông qua các hoạt động của fan như thích, bình luận hay chia sẻ. Các hoạt động của bạn bè được ghi lại dưới dạng “viral”.
Tìm số liệu Fan Reach ở đâu?
Để tìm được số liệu Fan Reach, ta có thể thực hiện bằng hai cách sau. Cách thứ nhất bạn vào mục Insights trong Page của mình và chọn Posts. Danh sách các bài đăng hiển thị ra sau đó sẽ mang tới nhiều thông tin. Hãy để ý mục Reach phía trên, click chọn vào trình thả và chọn “Reach: Fans / Non – Fans” để Facebook lọc ra số lượng Reach của những người thuộc nhóm Fan và những người thuộc nhóm không phải Fan của trang.
Cách thứ hai là bạn chọn xuất dữ liệu thành 1 file Excel bằng các bước sau. Trong mục Overview (nằm trong Insights), bạn chọn Export Data. Tất cả dữ liệu bạn đều có thể tìm thấy trong file Excel này trong khi không phải dữ liệu nào cũng hiển thị ngay trên giao diện Facebook.
Fan Reach là chỉ số quan trọng bậc nhất cho biết “sức khỏe” và hiệu quả của trang Facebook. Chất lượng fan càng cao và nội dung càng hấp dẫn thì sẽ càng có nhiều fan (và fan tiềm năng) tiếp cận được bài đăng của bạn.
2. Organic Reach
Cũng tương tự như Fan Reach, đây là một con số tự nhiên chứ không phải do hoạt động của fan(được tính trong Viral Reach). Organic Reach( mức tiếp cận tự nhiên) cho biết số người – bao gồm cả người đã thích và chưa thích trang của bạn nhìn thấy một bài đăng nào đó. Sự khác nhau giữa Fan Reach và Organic Reach là thông số thứ 2 bao gồm cả những người không thích trang của bạn nhưng đã truy cập trực tiếp và nhìn thấy nội dung.
Xem số liệu Organic Reach ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy số liệu này trên giao diện Facebook hoặc trong file Excel. Trong mục Reach ban đầu, bạn chọn “Reach: Organic / Paid” để thấy con số thống kê hoặc tìm cột “Lifetime Post Organic Reach” trong thẻ Key Metrics.
Chỉ số Organic Reach cũng có thể giúp bạn tìm ra cách để cải thiện mức độ hiển thị tự nhiên của nội dung. Ví dụ như khi Organic Reach gần với Fan Reach thì có nghĩa là mọi người thường không thấy được nội dung nếu họ không thích trang của bạn.
3. Engagement
Theo Facebook, khi nói tới các thông số liên quan tới bài tải thì Engagement dùng để chỉ số lượng người click vào bất kì vị trí nào trên bài tải của bạn. Đó là thể là Like, Comment hay sharing, số người đọc video của bạn hay kích vào Link hoặc image mà bạn chia sẻ. Nó cũng bao gồm số người kích vào tên của người bình luận, thích 1 bình luận, kích vào tên của trang và thậm chí là đưa ra phản hồi tiêu cực bằng phương thức báo cáo (Report) bài đăng.
Engaged Users – người dùng tương tác là những người vừa mới kích vào bài viết của bạn. Đây là số liệu cần kíp thứ 2 sau các thông số về mức tiếp cận (Reach). Trong khi Reach lý giải có bao nhiêu người nhìn được bài đăng của bạn thì Engagement lý giải số người thực sự tương tác với bài viết đó.
Tại sao Engagement lại quan trọng?
Mức độ tương tác – cho dù dưới bất kì hình thức nào như thích, bình luận, chia sẻ hay ngay cả với các hình thức bị động hơn như xem video, click vào đường dẫn hay phóng to hình ảnh – có lẽ là con số quan trọng thứ 2 mà bạn cần quan tâm nếu thực sự muốn đo lường mức độ hiệu quả của trang Fanpage. Được xem bởi nhiều người vẫn là chưa đủ, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của mình có thể tạo ra hứng thú cho người xem và mức độ tương tác chính là cách để đo lường.
4. People Talking About This ( Storytellers)
People Talking About This hay còn gọi là Storytellers là một trong những thông số mà ít người hiểu. Con số này là 1 phần của Engagement, tức là số người Storytellers nằm trong số người Engaged User đã nói tới ở trên. Điểm khác biệt là con số PTAT chỉ đo lường 3 hoạt động là thích, bình luận và chia sẻ, hay nói cụ thể hơn thì con số PTAT này chỉ ra số lượng fan thực sự có hành động tương tác để bạn bè mình có thể nhìn thấy.
Tìm số People Talking About This ở đâu?
Nếu trước đây người dùng có thể tìm thấy thông số này trên giao diện Facebook nhưng bây giờ Facebook đã bỏ thông số này và bạn phải sử dụng Excel để xem. Các con số nằm trong thẻ Lifetime Talking About This mang tới số người thích, bình luận, chia sẻ cho từng bài đăng.
Vì sao People Talking About This lại quan trọng?
PTAT là con số đo lường tốt nhất số lượng người sẵn sàng chia sẻ nội dung của bạn tới bạn bè của họ. Bạn nên nhớ khi một người dùng thích, bình luận hay chia sẻ một bài đăng trên trang của bạn, Facebook có thể sẽ hiển thị hành động đó trên Facebook của bạn bè của họ. Gọi là “có thể” bởi Facebook cũng chỉ giới hạn cách tiếp cận những hoạt động kiểu này.
5. Tỉ lệ Click-Through
Con số này thì có lẽ bạn đã quen thuộc. CTR hay Click-Through Rate đã có mặt nhiều năm, được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của hình thức Marketing bằng email, banner quảng cáo, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Adwords hoặc chất lượng của Landing Page.
Trong Facebook thì nó cũng mang ý nghĩa tương tự, cho biết số người click vào link trong nội dung của bạn, xem video của bạn hoặc xem hình ảnh ở kích thước lớn hơn.
Tìm thông số về tỉ lệ Click-Through ở đâu?
Bạn sẽ không thấy tỉ lệ này trên giao diện Facebook mà phải tìm trong file Excel. Tab mang tên Lifetime Post Consumers by Type sẽ đưa đến số lượng người click vào bất kì nơi nào trên bài đăng của bạn. Tab bên phải sẽ mang đến số lượng click vào bất kì nơi nào trên bài đăng. Mỗi bài đăng đều được phân loại Link, Photo hay Video.
6. Negative Feedback
Phản hồi tiêu cực là những hành động tiêu cực của fan tới nội dung của bạn. Đó có thể là ẩn 1 bài đăng nào đó, ẩn các bài đăng trong tương lai của trang, bỏ thích trang hay thậm chí tệ nhất là báo cáo bài đăng là spam. Nói 1 cách dễ hiểu thì số liệu này cho biết số người dùng thực sự không thích nội dung của bạn.
Tìm số liệu về Negative Feedback ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy tại mục Engagement như đã nói ở trên hoặc trong thẻ tab Lifetime Negative Feedback. Số liệu trên Facebook chỉ mang tới con số tổng cộng, còn muốn xem chi tiết số lượng của từng hành động thì bạn cần truy cập file Excel.
Trên đây là những chỉ số quan trọng của Facebook mà bạn cần biết để theo dõi từng chiến dịch Marketing của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ hữu ích của Ninja như: Ninja Auto Post, Ninja Fanpage để tiết kiệm tối ưu chi phí quảng cáo, nhân sự và hiệu quả gấp nhiều lần.
Xem thêm: 5 phần mềm tốt nhất không thể thiếu để bán hàng dịp Tết 2020 tại đây
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.fb.com/ToolsNinja/
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline: 0967.922.911
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Fanpage: Phần Mềm Ninja
Youtube: Phần mềm Ninja